4 giờ vàng uống cà phê giúp cơ thể ‘hưởng lợi’ đủ đường, gan sạch độc, tiêu hóa trơn tru
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, nếu bạn uống cà phê 1 – 2 ly mỗi ngày vào đúng thời điểm sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các nguy cơ đột quỵ do bệnh tim và mắc các bệnh tiểu đường, thần kinh…
Ngoài ra, uống cà phê còn rất tốt cho gan, giúp phòng ngừa bệnh xơ gan, bảo vệ gan luôn khỏe mạnh.
Dưới đây là 4 thời điểm uống cà phê cực tốt:
Từ 10 giờ – 11 giờ 30
Rất nhiều người luôn có thói quen uống cà phê vào sáng sớm, thậm chí thay cho bữa sáng, đây là một điều cực kì sai lầm.
Nguyên nhân là do các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa hoạt động ổn định, hormone căng thẳng cortisol vẫn đang tăng cao nên nếu uống cà phê ngay sẽ khiến đẩy mức căng thẳng lên cao hơn.
Cơ thể sẽ rơi vào trạng thái bồn chồn, lo lắng, hồi hộp, choáng váng, bủn rủn chân tay, khó tập trung làm việc được.
Các chuyên gia cho rằng, thời điểm uống cà phê tốt nhất là 10 – 11 giờ 30 sau khi đã ăn sáng. Đây là thời gian mà hormone căng thẳng thấp, uống cà phê vào sẽ bạn giúp tỉnh táo, tốt cho sức khỏe.
30 phút sau khi ăn
Cà phê có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy hệ tiêu hóa. Chính vì thế, bạn nên uống khoảng 30 phút sau ăn, không những làm quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru mà còn ngăn ngừa các tình trạng như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
Từ 13 giờ – 15 giờ chiều
Sau 13 giờ chiều thì hormone căng thẳng cortisol bắt đầu giảm xuống khiến bạn luôn bị buồn ngủ, đầu óc mơ hồ. Lúc này bạn hãy uống ngay 1 ly cà phê để giúp tỉnh táo trở lại.
Một cốc cà phê trước khi tập thể dục 30 phút sẽ giúp làm tăng quá trình trao đổi chất, và đốt cháy nhiều calo hơn, giúp cho việc luyện tập đạt kết quả tốt hơn.
Một số lưu ý khi uống cà phê
+ Không nên uống quá nhiều cà phê, chỉ nên uống 1 – 2 cốc, tối đa là 4 cốc/ngày (tổng lượng caffein không quá 250mg)
+ Không nên uống cà phê vào buổi tối
+ Không được uống cà phê khi đang đói
+ Uống cà phê quá nhiều sẽ phải đối mặt với nhiều triệu chứng như tim đập nhanh, khó ngủ, đau đầu, nôn nao, ngộ độc, ngất xỉu….
Loài rau dại xưa cho lợn ăn, mọc tua tủa sau mưa lại là đặc sản nhà giàu mới mua được
Nếu ở miền Bắc, miền Trung, người dân thường lấy rau trai (hay còn gọi là cỏ thài lài) cho lợn ăn thì trong miền Nam, loài rau này thường được dùng để nấu canh tôm, canh cua. Rau trai vốn là loại cỏ mọc hoang ở bờ ruộng, ngắt ra có nước hơi nhớt.
Loại rau dại không trồng mà mọc lên tua tủa sau mưa
Ai ngờ rằng, cỏ thài lài (hay còn gọi là rau trai) là loài rau dại mọc ven đầy bờ ruộng, lên tua tủa sau mưa không chỉ là món ăn ngon lại còn cực tốt cho sức khỏe. Chúng phát triển rất nhanh trên đất trồng cạn (nhất là ở những chỗ đất ẩm ướt hoặc vào mùa mưa).
Mới đây, trên một diễn đàn về ẩm thực, thành viên M.P đã đăng tải một hình ảnh kèm lời chia sẻ: “25 năm cuộc đời mà bây giờ em mới biết cây rau dại này có thể xào ăn được”.
Rau trai hay còn gọi là thài lài
Ngay lập tức, dòng chia sẻ của M.P đã gây thích thú cho các thành viên diễn đàn. Nhiều người đã nhận ra hình ảnh trên chính là loài cỏ thài lài hay còn được gọi là cỏ trai. Đa phần các thành viên của diễn đàn đều ngạc nhiên là loại rau dại này lại ăn được. Nhiều người thừa nhận dù loài rau dại này rất quen, mọc đầy ruộng, vườn và thường được nhổ bỏ mỗi khi làm vườn vì sợ hút hết chất dinh dưỡng của các loài cây rau dại trồng khác nhưng để ăn được thì đây là lần đầu tiên biết.
Loài rau dại xưa cho lợn ăn, mọc tua tủa sau mưa lại là đặc sản đã ngon lại cực tốt cho sức khỏe – Ảnh 2.
Nhưng một số ít thành viên đã nhận ra đây chính là loài rau gắn liền với tuổi thơ của họ. “Rau trai đây mà, rau này ngày nhỏ thường nấu cùng các loài rau dại khác như rau sam, ngọn mảnh bát, rau dền…. cùng với tôm hoặc tép đồng thành bát canh tập tàng. Vị ngọt, mát mãi không thể quên được”, thành viên N.T bồi hồi.
“Món canh mà thuở bé tôi thường ăn đây. Giờ xa quê lâu lâu thèm cái mùi vị này mà có đâu mà ăn cũng có ai bán đâu mà mua.”, thành viên D.L nhớ lại.
Ít ai ngờ rằng, loài rau dại này có thể chế biến thành món canh ngọt mát
Nhiều người còn cho biết thi thoảng vẫn thấy loại rau dại này được bán ở chợ và được các chị em trung tuổi hoặc người già tìm mua rất nhanh. “Rau này nấu lên, xào hay nhúng lẩu đều ngon”, thành viên T.H chia sẻ.
Loài cây rau dại mà tài khoản M.P nhắc đến chính là cỏ thài lài còn có tên là rau trai ăn, rau trai thường, cỏ lài trắng, thuộc họ thài lài, mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn. Thân rau phân nhánh thường ngả xuống, lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc dài 2-10 cm, rộng 1-2 cm, không cuống.
Rau trai hay còn gọi là thài lài
Ngay lập tức, dòng chia sẻ của M.P đã gây thích thú cho các thành viên diễn đàn. Nhiều người đã nhận ra hình ảnh trên chính là loài cỏ thài lài hay còn được gọi là cỏ trai. Đa phần các thành viên của diễn đàn đều ngạc nhiên là loại rau dại này lại ăn được. Nhiều người thừa nhận dù loài rau dại này rất quen, mọc đầy ruộng, vườn và thường được nhổ bỏ mỗi khi làm vườn vì sợ hút hết chất dinh dưỡng của các loài cây rau dại trồng khác nhưng để ăn được thì đây là lần đầu tiên biết.
Loài rau dại xưa cho lợn ăn, mọc tua tủa sau mưa lại là đặc sản đã ngon lại cực tốt cho sức khỏe – Ảnh 2.
Nhưng một số ít thành viên đã nhận ra đây chính là loài rau gắn liền với tuổi thơ của họ. “Rau trai đây mà, rau này ngày nhỏ thường nấu cùng các loài rau dại khác như rau sam, ngọn mảnh bát, rau dền…. cùng với tôm hoặc tép đồng thành bát canh tập tàng. Vị ngọt, mát mãi không thể quên được”, thành viên N.T bồi hồi.
“Món canh mà thuở bé tôi thường ăn đây. Giờ xa quê lâu lâu thèm cái mùi vị này mà có đâu mà ăn cũng có ai bán đâu mà mua.”, thành viên D.L nhớ lại.
Ít ai ngờ rằng, loài rau dại này có thể chế biến thành món canh ngọt mát
Nhiều người còn cho biết thi thoảng vẫn thấy loại rau dại này được bán ở chợ và được các chị em trung tuổi hoặc người già tìm mua rất nhanh. “Rau này nấu lên, xào hay nhúng lẩu đều ngon”, thành viên T.H chia sẻ.
Loài cây rau dại mà tài khoản M.P nhắc đến chính là cỏ thài lài còn có tên là rau trai ăn, rau trai thường, cỏ lài trắng, thuộc họ thài lài, mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn. Thân rau phân nhánh thường ngả xuống, lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc dài 2-10 cm, rộng 1-2 cm, không cuống.
Người dân ngày trước hay ở các vùng quê thường nấu rau trai trong các bữa ăn hàng ngày. Thân và lá non của loại rau dại này có thể chế biến thành các món ngon như luộc, xào hay nấu canh.
Loại rau dại đã ngon lại cực tốt cho sức khỏe
Ngoài ra, theo Đông y, rau trai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng; thường được dùng toàn cây để làm thuốc. Rau tươi hay khô đều trị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu…
Rau trai nấu cùng tôm, tép ăn vô cùng ngọt, mát
Rau trai nấu khá đơn giản giống như các loài rau khác. Rau trai hái ngọn non về rửa sạch, cắt rối. Tép đồng rửa sạch, giã dập.
Cho chút mỡ lợn vào nồi, phi chút hành khô, cho tép đồng đã giã dập vào đảo săn, nêm nếm chút gia vị cho ngấm vào tép. Đổ lượng nước vừa đủ vào nồi tép đồng, đun sôi, nêm thêm mắm, hạt nêm, mì chính.. Cho rau trai vào nấu chín.
Rau trai nấu cua được xem là một trong những đặc sản được nhiều người ưa chuộng.
Vậy là đã có bát canh rau trai ngọt mát ăn cùng cơm trắng, kèm tôm rang cùng cà pháo muối giòn tan là đã đủ xua đi cả mùa hè nóng bức.
Chị em có thể nấu rau trai cùng cua hay cho thêm các loài rau dại khác như sam, dền… thành bát canh tập tàng cùng đều ngon không kém.