Đang b;ị u;ng th;ư đến đám t;ang có sao không nhỉ. Sao người đàn ông này chỉ đứng từ xa nhìn đ;ám t;iễn mẹ, kh;óc n;ức không d;ám lại g;ần
Đang bị ung thư đến đám tang có sao không nhỉ. Sao người đàn ông này chỉ đứng từ xa nhìn đám tiễn mẹ, khóc nức không dám lại gần
Mình năm nay hơn 30 tuổi. Từ trước đến nay, đây là lần đầu tiên mình nghe tới quan điểm ‘bị ung thư không được đến đám ma’.
Từ trước đến nay, mình chỉ nghĩ ung thư là một loại bệnh. Tất nhiên là nó là bệnh nan y, nhưng cũng giống như bao bệnh khác là do sự biến đổi từ sâu bên trong con người của mình thôi. Vì sao lại có liên quan đến chuyện đến dự đám ma hay không. Là con cái mà không đến dự đám ma của cha mẹ, mình mới thấy là thực sự có vấn đề ấy.
Sở dĩ mình chia sẻ như vậy là do mình vừa đọc được một bài viết trên báo, bài viết có nội dung về một người đàn ông dù rất xót thương mẹ của mình nhưng lại không đến đám tiễn mẹ mà lại chỉ đứng từ xa nhìn. Lí do được đưa ra là do người này đang bị ung thư.
Mình chia sẻ lại câu chuyện đó ở dưới để mọi người cùng bàn luận xem như thế có đúng không nhé!
Sự việc được biết đến khi một tài khoản đã chia sẻ lên mạng xã hội như sau: “Bà nội mình mất, nhưng bố mình cũng đang bị ung thư dạ dày, họ hàng ngăn cản không cho bố đi đưa vì sợ bệnh nặng thêm. Lúc hạ huyệt, bố mình cố đi xe ra rồi đứng từ xa khóc theo, trông thương quá”.
Được biết, câu chuyện lan truyền cách đây khá lâu, tuy nhiên thời gian gần đây bất ngờ được bàn tán trở lại.
Quan điểm ‘người đang bị ung thư không được đến đám ma’ cũng ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người. Được biết, từ lâu trong đời sống, người dân có quan niệm rằng những người mắc ung thư không nên xuất hiện trong đám tang của người đã khuất vì như thế bệnh sẽ nặng hơn. Đó cũng là nguyên nhân của câu chuyện kể trên.
Quan điểm này có đúng hay không, các bác sĩ nói gì
Từng chia sẻ về quan niệm bệnh nhân bị ung thư không nên dự đám ma vì sẽ bị bệnh nặng hơn, bác sĩ Hà Hải Nam – Phó Trưởng khoa Ngoại Tiêu Hóa 1, Bệnh viện K (Hà Nội) cho biết trên VnExpress: Hiện, không có cơ sở khoa học nào cho thấy người bị ung thư đi đám tang sẽ khiến tái phát bệnh. Những người phát hiện bệnh muộn, đã điều trị nhưng tế bào ung thư vẫn có thể tồn tại với số lượng ít trong cơ thể.
Khi tái phát bệnh, mọi người cho rằng 2 sự việc có liên quan đến nhau, dù chỉ là trùng hợp. Tuy nhiên, những người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi đang mang bệnh, phụ nữ có thai, mắc ung thư,… được khuyên không nên đi đám tang để tranh nhiễm hơi lạnh, không được tốt cho sức khỏe.
Trong dân gian từ lâu vẫn quan niệm rằng hơi lạnh tỏa ra từ người chết sẽ nhiễm vào những người đi đám ma, gây bệnh nếu cơ thể không đủ sức chống đỡ. Tuy nhiên, về mặt khoa học không có căn nào để khẳng định đi dự đám tang sẽ làm cho bệnh tế bào ung thư di căn nhanh hay tái phát trở lại.
Về trường hợp người phát bệnh ung thư sau khi đi đám ma về hoặc t.ử vo.n.g hay di căn sau đó, chẳng qua là trùng hợp chứ vía lạnh không có ảnh hưởng gì. Cảm giác mệt mỏi mà những người bệnh nhận thấy sau khi dự đám tang về được cho là do ảnh hưởng tâm lý.
Bản thân mình đến giờ cũng không biết là quan điểm người ung thư không được đến đám ma có đúng hay không nên mình muốn mọi người ở đây cùng chia sẻ những trải nghiệm thực tế nhé!
Hiện nay, bệnh ung thư là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng trên toàn cầu, tình hình ung thư tại Việt Nam cũng là vấn đề quan trọng được ưu tiên hàng đầu trong những năm gần đây.
Theo nguồn thông tin được đưa ra tại Hội thảo Phòng chống ung thư Hà Nội năm 2022 do Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội phối hợp với Hội Ung thư Việt Nam và Sở Y tế TP Hà Nội tổ chức ngày 3-4/11, mỗi năm tại Việt Nam có 183 nghìn ca mới mắc và 123 nghìn người qua đời do ung thư, hiện có 354 nghìn người sống chung với ung thư.
Tỷ lệ t.ử v.o.n.g do ung thư tại Việt Nam với con số đáng báo động là 73.5%, trong khi tỉ lệ của cả Thế giới chỉ ở mức 59.7%. Theo số liệu này, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước có tỉ lệ ung thư cao nhất thuộc top 1).