Đây là lý do bạn không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại, tưởng an toàn hóa ra không phải
Hiện nay, rất nhiều điện thoại sử dụng vân tay để mở khóa màn hình, mở khỏa ứng dụng. Bạn có thể thấy rằng việc mở khóa bằng vân tay này khá tiện dụng, không mất nhiều thời gian như cách nhập mật khẩu thông thường.
Dù việc sử dụng vân tay để mở khóa điện thoại nghe có vẻ an toàn nhưng nó cũng có những nhược điểm nhất định, thậm chí có thể gây ra rắc rối cho bạn.
Khi sử dụng công nghệ mở khóa bằng vân tay, thông tin vân tay của bạn sẽ được lưu tại một module đặc biệt trong điện thoại. Module này được thiết kế để chỉ có chủ sở hữu mới có thể mở được, tất cả nhắm tới vấn đề bảo mật. Tuy nhiên, mở khóa vân tay vẫn không thực sự an toàn.
Có thể lấy ví dụ như sau: Nếu bạn đang ngủ say (hoặc khi bị mất ý thức do say rượu hoặc các tình huống khác), những người xung quanh hoàn toàn có thể sử dụng vân tay của bạn để mở khóa điện thoại. Trong khi đó, nếu sử dụng mất khẩu, người ngoài sẽ rất khó đoán chính xác mật khẩu và phải mất nhiều thời gian thử các mật khẩu mở điện thoại. Trong khi đó, điện thoại sẽ giới hạn số lần nhập sai mật khẩu trước khi khóa thiết bị (ngoại trừ trường hợp người kia thực sự đã biết được mật khẩu điện thoại hoặc hacker sử dụng các phần mềm độc hại để xâm nhập vào điện thoại).
Một vấn đề tiềm ẩn khác khi sử dụng vân tay. Hiện nay, đa số các ứng dụng ngân hàng, thanh toán điện tử cho phép người dùng sử dụng vân tay để mở khóa và thực hiện giao dịch thay vì sử dụng mật khẩu. Khi đó, kẻ xấu có thể lợi dụng lúc chủ nhân của điện thoại không giữ được sử tỉnh táo để mở khóa máy, truy cập vào các ứng dụng ngân hàng và thực hiện các giao dịch nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Bên cạnh đó, sử dụng vân tay mở khóa điện thoại còn có một nhược điểm. Đó chính là nếu tay bạn bị ướt do dính nước hoặc tay đổ nhiều mồ hôi, cảm biến vân tay sẽ không thể nhận diện vân tay và bạn sẽ gặp khó khăn để mở khóa điện thoại. Ngoài ra, lỗi không nhận diện được vân tay của người dùng cũng hay xảy ra với các loại cảm biến vân tay hiện nay.
Để bảo vệ điện thoại tốt hơn, tránh tình trạng kẻ xấu xâm nhập vào thiết bị của mình, bạn nên chú ý tới một số điều sau:
- Sử dụng mật khẩu mạnh: Các loại mật khẩu, mã PIN cần có độ phức tạp nhất định, không sử dụng các chữ số, cụm từ quá đơn giản, dễ đoán (như 123456789, matkhaum, sinh nhật...). Việc sử dụng cả chữ thường, chữ in hoa, số, kỹ tự đặc biệt sẽ giúp tăng độ khó của mật khẩu giúp điện thoại được bảo vệ tốt hơn.
- Sử dụng xác thực hai yếu tố: Bạn nên sử dụng xác thực hai yếu tố, kết hợp giữa việc sử dụng mật khẩu và mã xác nhận (gửi qua SMS, email hoặc một ứng dụng xác thực khác) để tăng cường bảo mật cho thiết bị, sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường khi có kẻ xấu muốn truy cập vào tài khoản của mình.
- Sử dụng nhận diện khuôn mặt: So với việc sử dụng vân tay, nhận diện bằng khuôn mặt được coi là phương pháp bảo mật sinh trắc an toàn hơn.