Cận cảnh biệt thự 700 tỷ bà Trương Mỹ Lan được tòa trả lại, không kê biên: Phong cách Pháp cổ, tuổi đời hơn 100 năm, tòa cho giữ lại để bảo tồn
Cận cảnh biệt thự 700 tỷ bà Trương Mỹ Lan được tòa trả lại, không kê biên: Phong cách Pháp cổ, tuổi đời hơn 100 năm, tòa cho giữ lại để bảo tồn
Căn biệt thự bà Trương Mỹ Lan xin giữ để bảo tồn đã trải qua hơn 1 thế kỷ, kiến trúc được đánh giá là không thua kém so với Dinh thống đốc Nam Kỳ (nay là Bảo tàng Thành phố) hay trụ sở UBND TP HCM.
Tại phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ án sai phạm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), bà Trương Mỹ Lan đề nghị không kê biên căn biệt thự cổ trị giá 700 tỷ đồng tại TP HCM để tiếp tục sửa chữa. Ảnh: Dân trí
Đó là căn biệt thự cổ ở địa chỉ số 110-112 Võ Văn Tần (quận 3, TP HCM) đã tồn tại hơn 1 thế kỷ do hai cụ Đặng Kim Chi (sinh năm 1938) và Nguyễn Kim Sa Dang (sinh năm 1934) là chủ sở hữu. Ảnh: Vietnamfinance
Năm 2013, khi thị trường bất động sản diễn ra sôi động, căn biệt thự này được rao bán với giá 47 triệu USD. Năm 2015, tập đoàn của bà Trương Mỹ Lan đã mua lại căn biệt thự này với giá trị 35 triệu USD (khoảng hơn 700 tỷ đồng theo tỷ giá giai đoạn đó). Ảnh: Dân trí
Được xây dựng trên khu đất 2.819m2 (44,3 x 66,5m) theo kiến trúc Pháp cổ, căn biệt thự gồm 2 tầng, 3 tòa nhà chính nằm ở trung tâm khuôn viên. Phần chính của ngôi nhà rộng 990m2, bao gồm 16 phòng. Ảnh: Dân trí
Ngoài ra, công trình còn có nhiều hạng mục phụ như nhà kho, mái che, sân vườn bao xung quanh. Ảnh: Nguoidothi
Năm 2019, ngay sau khi mua lại, bà Trương Mỹ Lan đã cho trùng tu lại căn biệt thự và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Ảnh: Đời sống & pháp luật
Tuy nhiên, khi gần hoàn thành thì dự án phải dừng thi công do bà Lan vướng vào vòng lao lý. Nhà thầu thi công xây dựng đã rút đi, công trình ngưng thi công từ đó đến nay. Ảnh: Dân trí
Cổng chính vào bên trong căn biệt thự. Ảnh: Người lao động
Số nhà làm bằng nhôm có tuổi thọ 100 năm tuổi. Ảnh: Người lao động
Điểm nhấn của biệt thự bao gồm cổng vòm, bao lơn, trụ, cửa sổ, cửa chính đều được chế tác bằng sắt Tây nhập nguyên dạng từ Pháp. Ảnh: Đời sống & pháp luật