Phật dạy: 4 k;iểu người này kh;ông cần chăm chỉ b;ái Phật vẫn tự kết Phật duyên, ắt được độ trì l;ánh xa mọi kh;ổ n;ão

 

Phật dạy: 4 kiểu người này không cần chăm chỉ bái Phật vẫn tự kết Phật duyên, ắt được độ trì lánh xa mọi kh;ổ n;ão



Xem ngay bạn có may mắn là một trong những kiểu người không cần bái Phật nhưng vẫn có Phật duyên, cả đời được phù hộ độ trì bình an vượt qua mọi tai họa và sóng gió dưới đây không nhé!

Phật duyên là gì?

Nhiều người thường nhắc đến “Phật duyên” nhưng người như thế nào mới được coi là có duyên với thần Phật?

Theo lời Phật dạy rằng, hết thảy chúng sinh ai cũng có “Phật tính”, tức là ai trong chúng ta cũng tiềm ẩn mối liên hệ tâm linh với Phật, có thể giao duyên với thần Phật. Khác biệt ở chỗ, nghiệp lực của mỗi người mỗi khác, căn cơ ngộ tính bất đồng, cho nên Phật duyên sâu cạn không đồng nhất.

“Phật tính” là bản chất vốn có của chúng sinh, nó không sinh ra cũng không mất đi, chỉ có thể ngày càng sâu sắc qua quá trình tu tâm dưỡng tính, giác ngộ hoặc bị che mờ bởi dục vọng, si mê và thù hận…

Bởi vốn dĩ mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiện và đạt được giác ngộ. Người có nghiệp chướng nặng thì kiếp này tạm thời không có duyên với Phật, khó được thần Phật phù hộ độ trì, cần phải tu dưỡng nhiều hơn, tích đức hành thiện đợi nhận thiện báo.

Người có phúc báo sâu dày, tức là người đó đã lĩnh ngộ được chân lý nhà Phật, có thể dễ dàng kết duyên với Phật.

Con người chúng ta như những hòn ngọc quý nằm trong đá, nếu không mài không thể phát sáng được.

Bạn có thể tự mình tôi luyện bản thân để một ngày có nào đó có thể phát sáng như những viên ngọc quý, tự rèn luyện bản thân cũng chính là tự gieo duyên với Phật.

Một khi đã có Phật duyên, chắc chắn sẽ có “Phật ân”, được trời Phật che chở và phù hộ độ trì bình an vượt qua mọi tai họa, khổ nạn trong cuộc đời này.

Cái duyên với Phật vốn bình đẳng cho tất cả mọi người, ai cũng có thể có, chỉ có điều là mỗi người có nhận biết được điều này hay không.

Đức Phật dạy rằng, muốn xem một người có Phật duyên hay không, không phải là xem khoảng cách xa gần, mà là nhìn vào khoảng cách gữa nội tâm và thần Phật của người đó.

Lục Tổ Đàn Kinh có câu:

Nhất thiết phúc điền, bất li phương thốn, tòng tâm nhi mịch, cảm vô bất thông.
Lục Tổ Đàn Kinh

Ở đây, “phúc điền” chính là “tâm điền”, “tâm” cũng chính là “phúc”. Hạnh phúc và niềm vui thực sự mà con người ta luôn kiếm tìm thực ra đều nảy sinh bên trong chính “tâm điền” của mỗi người, chính là phía bên trong của trái tim.

Câu này ý muốn nói hạnh phúc hay cuộc sống mà mỗi người theo đuổi đều xuất phát từ chính nội tâm bên trong. Cát hung họa phước là từ trong tâm chúng ta biến hiện ra.

Ngoài “tâm” chẳng tồn tại hạnh phúc nào để kiếm tìm cả, vì vậy, trong tim trồng phúc hay trồng họa, tất cả đều nằm ở bạn.

Người trong lòng đã có Phật, chẳng cần phải tới chùa khấn bái, không cần ngày ngày thắp hương lạy Phật cũng tự có Phật duyên thâm sâu.

Phật giáo vốn không truyền bá tư tưởng sùng bái thần linh, người tín Phật tức là người trí giả, dùng trí tuệ của bản thân để giải trừ những khổ não, cách xa thống khổ trong cuộc đời.

Tu Phật để trở thành một người có cái tâm thiện đẹp, sống lạc quan từ bi, thoải mái đối mặt với những phiền muộn mà cuộc sống đem đến.

Tu Phật cũng không phải bắt chúng ta xuất gia, hồng trần cũng là một đạo giáo, sống tốt trên đời đã là một cách tu hành.

Thực tế, Phật dạy rằng trên đời này có 4 kiểu người không cần bái Phật vẫn có Phật duyên thâm sâu, được trời Phật “âm thầm” phù hộ mà không hề hay biết. Nếu bạn là một trong những người đang nhận được hồng phúc ấy dưới đây, hãy yên tâm hưởng thụ và chờ đợi vận may đến với mình.

4 kiểu người không cần bái Phật vẫn có Phật duyên:

1. Người có tâm “từ bi hỷ xả”

Trong Kinh Pháp Cú, Ðức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”.

Phật dạy hãy mở rộng bốn tâm này, không hạn chế, cho tất cả các loài hữu tình ở khắp bốn phương. Đây là những đặc tính giúp con người trở nên tốt đẹp, hoàn thiện, là lối sống của bậc thánh.

– Tâm “Từ” là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác.

– Tâm “Bi” là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt.

– Tâm “Hỷ” là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới.

– Tâm “Xả” là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị.

Những người ngày ngày tụng kinh niệm Phật, dù có có chăm chỉ khấn bái thắp hương trước chư thần Phật ra sao, nhưng trong tâm không có Tứ Vô Lượng Tâm này, tức là làm ngược lại với đạo và dù có tu đến tám vạn đại kiếp, người này vẫn còn xa Phật đạo đến cả tám vạn bốn ngàn cây số, khó kết Phật duyên, vậy thì sao có thể mong được ban Phật ân?

Đức phật dạy rằng, một người có Phật duyên chắc chắn là người có tâm thiện lành, thường xuyên bố thí, luôn canh cánh suy nghĩ làm thế nào để giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém hơn mình. Họ không mưu lợi cho bản thân, chỉ mong chúng sinh thoát khổ, là người có Bồ Đề tâm.

Thế gian ai cũng cầu Phật che chở phù hộ cho mình, luôn xin cái này mong cái kia, nhưng ít ai nghĩ rằng, nếu như chư thần Phật đều đáp ứng mọi yêu cầu của mọi người, vậy thì các Ngài sẽ cực khổ biết bao?

Người chân chính tu Phật là người luôn bồi dưỡng Tứ Vô Lượng Tâm. Khi có Tứ Vô Lượng Tâm rồi, mình mới có thể giáo hóa chúng sinh và khiến cho chúng sinh lìa khổ được vui.

Con người nên có lòng từ bi. Ðối với người hay đối với sự việc gì, chúng ta cũng nên chung sống trong cảnh hòa bình và đối đãi với nhau bằng tấm lòng chân thật. Tất cả đều là nghĩ đến người khác, chúng ta không được dùng thủ đoạn cay độc để áp bức người.

Sự rung động, lòng trắc ẩn, cao thượng hướng về nỗi đau của người khác sẽ định hướng cho con người trong lý trí, hành động, sẵn sàng quên mình vì mọi người.

Cho nên người có tâm “từ bi hỷ xả” cho dù không cần ngày ngày bái Phật thì vẫn sẽ được âm thầm phù hộ độ trì, giúp vượt qua mọi tai họa trong cuộc đời, an nhàn hưởng phúc bởi tự thân người đó đã tự gieo Phật duyên.

2. Người giữ “nội tâm thanh tịnh”

Kinh Phật có câu:

Phật thuyết nhất thiết Pháp, duy trị nhất thiết Tâm; nhược vô nhất thiết Tâm, hà dụng nhất thiết Pháp.
Kinh Phật

Nghĩa là, Phật nói tất cả giáo pháp mục đích là để trị tất cả tâm bệnh của chúng sinh, nếu tất cả chúng sinh không có Tâm bệnh thì cần gì tất cả Pháp.

Cuộc sống này luôn có quá nhiều sự cám dỗ, trên con đường giác ngộ luôn trải đầy tiền tài, vật chất, danh vọng, địa vị để làm chướng ngại vật níu chân mỗi chúng ta. Phải là người bản lĩnh, biết giữ bản thân mình, giữ gìn cơ thể, lời nói và một tâm hồn thanh tịnh mới mong đạt được giác ngộ chân chính.

Cực lạc hay địa ngục vốn nằm trong tâm của chúng ta, lựa chọn ra sao là do chính chúng ta quyết định.

Bởi vậy, cần giữ cho tâm thanh tịnh. Khi con người giữ được cái tâm thanh tịnh thì mọi hành động đều được phân xử rõ đúng sai. Hành thiện trong bất cứ hoàn cảnh nào, tai đang nghe những lời trái ngang nhưng miệng vẫn có thể nói những lời thanh tao, khảng khái.

Đang bị người khác lăng mạ, đánh đập nhưng không vì thế mà hãm hại lại họ, dùng hành động chính nghĩa để họ thức tỉnh.

Tâm thanh tịnh sẽ tự chặn đứt mọi phiền não, sướng khổ cuộc đời là do tâm quyết định.

Muốn giữ tâm thanh tịnh thì không nên sát sinh, không nên trộm cắp hay tham dục vọng thường tình. Bởi những thứ này khiến đôi tay con người nhơ nhớp, tâm hồn luôn bị dằn vặt, khổ đau.

Lời nói muốn trong sạch thì trước hết không được nói dối, cũng đừng đưa ra những lời lăng mạ, lừa lọc người khác. Hay ăn nói sai sự thật trong những câu chuyện phiếm khiến ta cũng quen dần tạo thói khẩu nghiệp.

Suy cho cùng tham, sân, si là căn nguyên khiến cho con người tạo nghiệp từ miệng, tâm luôn dằn vặt, khổ đau. Bỏ được tham sân si giúp con người tìm được sự trong sạch trong tiếng nói, trong tâm hồn, tìm được niềm hạnh phúc trong những thứ bình dị.

Tâm không được thanh tịnh, luôn luôn vướng mắc bụi trần thì dẫn theo đó là hành động không được sáng suốt, thường trái luân thường đạo lý. Khi ta hành động sai trái dẫn đến hậu họa khôn lường thì chính bản thân ta luôn bị dằn vặt, khổ đau.

Phật duyên chính là một loại tâm cảnh bình hòa, muốn đạt được thì nhất định phải giữ tâm thanh tịnh.

Bởi tư tưởng của con người rất không ổn định, nó rất dễ bị dẫn dụ, nhất là những cám dỗ kì lạ càng dễ làm người ta mất phương hướng.

Rất nhiều người trong tâm muốn chiếm hữu thì khó có được khoảnh khắc thanh nhàn, không những mất đi niềm vui trong cuộc sống mà còn đem lại cho cuộc sống sự căng thẳng và phiền não.

Phật giáo dạy chúng ta biết cách dùng cái tâm bình lặng để nhìn nhận cuộc sống được và mất, làm cho thể tính bộc lộ một cách tự nhiên. Giữ tâm thanh tịnh, bình hòa đối diện với cuộc sống đó chính là có duyên với Phật, khi đó thì cho dù có chăm chỉ bái Phật vẫn tự gieo phúc khí, may mắn cho bản thân.

3. Người biết sợ nhân quả

Những người hiểu và biết sợ nhân quả báo ứng cũng là một kiểu người không cần bái Phật nhưng vẫn được chư thần Phật che chở độ trì.

Một người có thể không tin Phật, nhưng không thể không tin vào luật nhân – quả trên đời này.

Thế nhân không tin nhân và quả, nhưng xưa nay Luật nhân quả không chừa một ai, chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi. Tất cả những gì bạn đã làm, rồi đến một ngày bạn sẽ phải trả và nhận những gì mình gây tạo ra.

Trong kinh nhà Phật có nói: “Nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ”, tức những việc ta đã làm dù trải qua trăm ngàn kiếp cũng không mất đi, chỉ chờ đủ nhân duyên, cái quả ta sẽ tự nhận lấy.

Nhân quả là định luật căn bản xuyên suốt quá trình thành trụ hoại diệt của tất cả chúng sinh từ đời này sang đời khác, cho đến vũ trụ, vạn vật cũng không phải tuần hành, biến dịch một cách ngẫu nhiên, vô lí, mà luôn tuân theo định luật nhân quả.

Mọi việc trên thế gian đều tồn tại nhân quả, tiền nhân hậu quả. Nhân quả không do bất cứ người nào, đấng thần linh nào quy định hay chế tạo ra, mà là một quy luật tồn tại khách quan, âm thầm, lặng lẽ, nhưng luôn đúng đắn, chính xác, hiệu quả vô cùng.

Đừng nghĩ rằng những việc mình đã làm không có ai chứng kiến thì thần không biết quỷ không hay, thực ra mỗi một việc thiện mà bạn làm, sẽ trở thành phúc báo sau này cho bạn; mỗi việc ác mà bạn làm, sẽ trở thành quả báo, nghiệp báo mà bạn phải gánh vác trong tương lai.

Kinh Nhân quả có câu:

Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay.
Kinh Nhân quả

Người tin Phật tức là tin vào nhân quả, một người hiểu về nhân quả tức là đã thấu tỏ mọi điều trên thế gian. Đó chính là người biết cách cải thiện số mệnh của mình tốt đẹp hơn bất kỳ ai trên đời.

Trong kinh Phật có nói: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”, vì sao vậy?

Nhờ đã giác ngộ thấu suốt được lý nhân quả trong ba đời, nên Bồ Tát chỉ sợ nhân mà không sợ quả. Còn chúng sanh là loại hữu tình có sinh có tử còn vô minh nên đi mãi trong vòng luân hồi. Vì chưa giác ngộ, còn mê mờ không thông lý nhân quả nên chúng sinh chỉ sợ quả mà không sợ nhân.

Bồ Tát là người giác ngộ, là người đã thấy tận cái nguồn gốc của sự khổ đau và an lạc cho nên sẽ không tự làm khổ mình, không tạo ác niệm, cũng không lo gặp phải ác báo.

Còn chúng sanh lại coi thường nhân quả, lòng tràn đầy ba cái xấu xa tham – sân – si, nói lời khẩu nghiệp. Để rồi đến khi quả báo xảy tới, có hối hận cũng muộn rồi.

Nhiều người làm việc ác bất chấp thủ đoạn, là do không tin vào nhân quả báo ứng. Chỉ người biết sợ nhân quả, hiểu rằng nhân quả không chừa một ai thì mới có thể tích phúc tích đức, vinh hoa phú quý cả đời.

4. Người có tu dưỡng hướng thiện

Đức Phật từng nói rằng, ai cũng có Phật tính, ai cũng có thể tu tập thành Phật. Để có được ấy thì trước hết phải tu dưỡng hướng thiện, tức là có Phật ở tại tâm, tâm có Phật thì mới toàn vẹn.

Người xưa cũng từng nói con người sống thiện thì được phúc báo, người làm ác ắt gặp tai ương. Vậy nên làm người nên kính trời, tu thiện tích đức, vì người khác làm việc tốt chính để tạo phúc cho chính mình.

Trong Kinh Hoa nghiêm có nói rằng, “Không phải Phật ấy mới là Phật”. Phật này là Phật từ trong tâm, nếu ta cứ ý thức Phật đang ở quanh đây, liệu ta có hành xử như khi Phật không ở quanh đây?

Câu trả lời chắc chắn là không, bởi cái lúc ta ý thức được sự soi xét của Phật, bản thân ta hành động để không phạm đường phạm lối. Chứ nó chưa thực là bản ngã của chính chúng ta.

Việc tu hành cốt lõi là điểm đó. Là khi ta hành động, tu tập hay tạo tác một điều gì đó. Ta làm không phải vì Phật sẽ soi xét đánh giá, mà ta làm gì bản năng là sự lương thiện của chính mình. Khi ấy, tâm ta mới trọn vẹn trong cõi Phật được.

Là người khôn, muốn được bình yên hãy nhớ rằng thiện lương sẽ được hạnh phúc. Khi bị ấm ức, cứ lặng lẽ bỏ qua, bị hiểu lầm, cứ mỉm cười cho xong chuyện, hơn thua chỉ mệt thêm. Nếu ở nơi này không có niềm vui, cứ tìm sang chốn khác.

Tâm ta khi hành động đừng suy nghĩ xem liệu sẽ tích được bao nhiêu đức. Phật sẽ phù hộ đến bản thân mình như thế nào. Sự phù hộ sẽ không đến từ Phật, mà đến từ lòng thương và tình cảm của muôn người xung quanh dành cho hành động của mình.

Trong đời sống bình thường, người làm thiện lành thì được mọi người quý mến, xã hội tôn vinh. Sống trong một môi trường có nhiều người quý mến ủng hộ thì đó là một môi trường hạnh phúc.

Việc tu dưỡng hướng thiện của chúng ta khi đó lại có ảnh hưởng đến người khác, có người bắt chước làm theo, thì một nhân tốt không chỉ cho ra một quả tốt, mà là rất nhiều quả tốt.

https://lichngaytot.com