Sắp tới, bỏ giấy phép hạng B2 có cần làm thủ tục chuyển bằng hay không? Tài xế cần làm gì để không bị ph:ạt nặng?

 

Sắp tới, bỏ giấy phép hạng B2 có cần làm thủ tục chuyển bằng hay không? Tài xế cần làm gì để không bị ph:ạt nặng?



Đây là nội dung đáng chú ý tại dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an đề xuất. Theo đó, giấy phép hạng B1 và B2 sẽ được gộp chung thành hạng B. Vậy bỏ giấy phép hạng B2 có cần làm thủ tục chuyển bằng?

1. Đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1, B1, B2 

bo-giay-phep-hang-B2-co-can-lam-thu-tuc-chuyen-bang-Đề xuất bỏ giấy phép lái xe B1, B2 thành hạng B (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại Điều 39 Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, nếu dự thảo được chính thức thông qua thì từ 01/7/2024 tới đây, sẽ không còn bằng lái xe hạng A1, B1 và B2.

Hiện nay, theo quy định tại luật Giao thông đường bộ 2008, giấy phép lái xe bao gồm 13 hạng: A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE, FC.

Đề xuất bỏ hạng A1

Trước đây, hạng A1 là cấp cho người lái xe mô tô 02 bánh với dung tích xilanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.

Tuy nhiên tới đây, nếu như có nhu cầu thi bằng lái hạng A1 thì từ ngày 01/7/2024, người dân có thể thi luôn bằng lái xe hạng A2. Theo đó, bằng A2 sẽ được cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xilanh từ 50 cm3 đến 175 cm3 hoặc động cơ với công suất định mức tương đương.

Đề xuất bỏ hạng B1, B2 thành hạng B 

Hiện tại, bằng B1 được cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô từ 04 – 09 chỗ ngồi; ô tô tải, máy kéo kéo một rơ moóc có trọng dưới 3,5 tấn.

Còn đối với bằng B2 thì theo luật Giao thông đường bộ hiện hành, bằng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển ô tô chuyên dùng dưới 3,5 tấn hoặc các loại xe cho giấy phép hạng B1.

Nói tóm lại có thể hiểu rằng, với bằng lái B1 thì sẽ không được điều khiển xe ô tô, xe tải với mục đích kinh doanh mà chỉ được sử dụng cho nhu cầu đi lại, vận chuyển đối với cá nhân, gia đình và công ty.

Tuy nhiên, từ 01/7/2024, nếu có nhu cầu thi bằng lái hạng B1, B2 thì người dân sẽ thi bằng lái hạng B thay thế.

Theo đó, hạng B sẽ cấp cho người điều khiển ô tô chở người đến 9 chỗ, xe ô tô tải, máy kéo với khối lượng không vượt quá 3.500 kg; các loại xe gắn kèm rơ mooc với khối lượng không vượt quá 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B2 như trước đây.

2. Sắp tới, bỏ giấy phép hạng B2 có cần làm thủ tục chuyển bằng?

Mặc dù gộp bằng B1, B2 thành bằng B nhưng theo Bộ Công an, người dân hiện đang sử dụng bằng B2 vẫn sẽ tiếp tục sử dụng cho đến khi hết hạn thì có thể làm thủ tục cấp mới. Thời hạn của bằng B2 theo quy định kể từ thời điểm cấp là 10 năm.

Lưu ý trường hợp hết hạn trước 01/7/2024

Trường hợp bằng B2 đã quá hạn dưới 3 tháng thì người lái xe có thể làm thủ tục xét đổi giấy phép lái xe theo quy định định tại khoản 2 Điều 49 Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT.

Còn trường hợp bằng B2 quá hạn trên 3 tháng thì người dân bắt buộc phải thi sát hạch lại từ đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT.

Lưu ý trường hợp hết hạn sau 01/7/2024

Tương tự như trường hợp hết hạn trước 01/7/2024, sau ngày 01/7/2024, nếu bằng B2 hết hạn thì người dân cũng sẽ được cấp đổi qua bằng B nếu dự thảo được đưa vào thi hành.

Như vậy, nếu bằng B2 còn hạn thì người dân sẽ chưa cần phải đổi bằng lái ngay khi dự thảo được thông qua. Việc cấp đổi mới sẽ chỉ thực hiện nếu bằng lái hết hạn hoặc bị mất. Và nếu được cấp đổi sau 01/7/2024 thì người điều khiển phương tiện sẽ nhận được bằng B theo quy định của dự thảo.

bo-giay-phep-hang-B2-co-can-lam-thu-tuc-chuyen-bangBỏ giấy phép B2 có cần làm thủ tục chuyển bằng? (Ảnh minh họa)

3. Thủ tục đổi bằng lái xe B2 khi hết hạn

Có 02 cách để đổi bằng B2, bao gồm thực hiện cấp đổi trực tiếp và đổi bằng online.

3.1 Đổi bằng lái xe B2 trực tiếp

Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ đổi bằng B2 (giấy phép lái xe hạng B2) gồm:

– Đơn đề nghị đổi Bằng lái xe

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe.

– Giấy phép lái xe (bản sao)

– Bản sao Chứng minh nhân dân (CMND)/Căn cước công dân (CCCD)/Hộ chiếu còn thời hạn.

Thủ tục đổi bằng trực tiếp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, sau đó nộp hồ sơ tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Đến cơ quan cấp Giấy phép lái xe và xuất trình bản chính hồ sơ đầy đủ để đối chiếu và chụp ảnh trực tiếp.

Bước 3: Trả giấy phép lái xe

Lệ phí đổi giấy phép lái xe: 135.000 đồng (theo quy định tại Thông tư 37/2023/TT-BTC).

3.2 Đổi bằng lái xe B2 online

Hồ sơ cần chuẩn bị

– Ảnh chụp chân dung: Mắt nhìn thẳng, không đeo kính, nền xanh dương, ảnh rõ nét, cỡ file ảnh 3×4 cm.

– File scan/ảnh chụp màu hai mặt Giấy phép lái xe định dạng (.pdf) hoặc (.doc).

– File scan/ảnh chụp màu CMND/CCCD dạng (.pdf) hoặc (.doc).

– Mã giấy xác nhận sức khỏe điện tử/file giấy xác nhận chứng thực sức khỏe điện tử của UBND cấp xã có chữ ký số.

Thủ tục đổi bằng trực tiếp

Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia và đăng nhập.

Bước 2: Vào Dịch vụ công trực tuyến, gõ tìm “đổi giấy phép lái xe”

Bước 3: Thực hiện các bước theo hướng dẫn và chọn cơ quan thực hiện

Bước 4: Ấn “Nộp trực tiếp”, hoàn tất thông tin yêu cầu trên trang và nhấn đăng ký.

Bước 6: Sau khi hồ sơ được xác nhận lịch hẹn, người dân chỉ cần mang đầy đủ giấy tờ theo đúng lịch hẹn và mang CMND/CCCD/Hộ chiếu để đối chiếu và thực hiện việc đổi giấy phép lái xe.