Ch.áy ở Định Công Hạ: C;ứu người bất thành do cửa kính cường lực, “chuồng c;ọp” quá kiên cố
Khi phát hiện xảy ra cháy tại phố Định Công Hạ (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), nhiều người đã cố gắng tiếp cận giải cứu nạn nhân nhưng bất thành do kính cường lực và rào sắt quây kín.
Khoảng 18h22 ngày 16/6, hỏa hoạn xảy ra tại tầng 4 của ngôi nhà nằm trên phố Định Công Hạ (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Ngọn lửa bùng lên dữ dội, khói đen lan khắp căn nhà cao 6 tầng, 1 tum. Công trình xảy ra cháy là nhà ở kết hợp kinh doanh vật tư điện, nước.
Khói, lửa bao trùm căn nhà cao 6 tầng, 1 tum.
Quy mô công trình cao 6 tầng, 1 tum, diện tích mặt bằng khoảng 80m2. Bên trong nhà có 1 thang bộ hở và 1 thang máy. Tầng 1 là nơi kinh doanh; tầng 2, 3 là kho chứa hàng hóa; tầng 4, 5 là phòng ngủ của gia đình; tầng 6 là bếp và phòng khách; tầng tum là phòng thờ và sân phơi.
Cánh cửa sổ tầng 4 được người dân dùng búa tạ đập.
Nhiều người cố gắng đập cửa sổ ở hông căn nhà nhưng bất thành.
Ông Nguyễn Tiến Dũng (60 tuổi, sinh sống ở nhà kế bên) cho biết, khi phát hiện ra khói lửa bùng lên, nhiều người đã dùng gạch đá, búa tạ để phá cửa sổ nhằm giải cứu các nạn nhân.
chuyển lên tầng 5, mọi người ở bên ngoài dùng mọi vật dụng như gạch đá, búa tạ để phá cửa sổ nhưng rất khó khăn. Cửa sổ của căn nhà có 3 lớp: Lớp kính cường lực ở bên ngoài, lớp lưới chống côn trùng ở giữa và song sắt kiên cố ở bên trong. Việc cửa sổ quá kiên cố khiến mọi nỗ lực giải cứu các nạn nhân đều bất thành”, ông Nguyễn Tiến Dũng kể.
Mặt trước của ngôi nhà được quây bằng kính, sắt.
Một nguyên nhân khác khiến công tác cứu nạn người mắc kẹt gặp nhiều khó khăn là mặt trước của ngôi nhà được lắp biển quảng cáo từ tầng 1 đến 4. Đặc biệt, tại tầng 6 của ngôi nhà được quây kín bởi kính cường lực, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH phải rất vất vả để phá kính nhưng không thành.
Cảnh sát PCCC&CNCH phải tiếp cận đám cháy qua các nhà bên cạnh
Dù rất nỗ lực, Cảnh sát PCCC chỉ phá được một 1 ô kính tại tầng 6.
Tại tầng 1 đến tầng 3 của căn nhà, hàng hóa “bịt” kín lối ra vào và cầu thang bộ lên xuống khiến việc tiếp cận đám cháy từ lối này gặp nhiều khó khăn.
Ông Bùi Xuân Thái, chuyên gia Hiệp hội PCCC&CNCH Việt Nam cho biết, nhà ở hoặc nhà ở kết hợp kinh doanh tại nhiều khu đô thị lớn ở nước ta có đặc thù là được xây dựng dạng nhà ống. Các nhà ống này có một lối thoát nạn qua cầu thang bộ thông giữa các tầng và thoát ra ngoài qua cửa chính tại tầng 1.
Bên cạnh đó, trong các nhà ống có thể sử dụng lối ra ban công, lối lên sân thượng hoặc lối lên mái để thoát sang nhà hoặc công trình liền kề.
Tầng thượng của ngôi nhà có lồng sắt hàn bao quanh.
“Vì lý do an ninh nên các hộ gia đình thường trang bị nhiều lớp cửa tại cửa chính ở tầng 1, các lối thoát nạn khẩn cấp cũng được trang bị các khung sắt kiên cố tạo thành các lồng bảo vệ”, chuyên gia đến từ Hiệp hội PCCC&CNCH Việt Nam phân tích.
Ông Thái cho rằng, trường hợp ngôi nhà xảy ra sự cố cháy, nổ, chính những lớp cửa và lồng sắt này sẽ khiến cho người ở bên trong gặp khó khăn trong việc thoát nạn hoặc không thể thoát ra ngoài.
“Để đảm bảo các điều kiện về PCCC, người dân cần lưu ý đảm bảo bố trí đủ 2 lối thoát nạn gồm cửa ra vào chính và lối thoát nạn khẩn cấp bên trên như: Lối ra ban công, lối lên sân thượng hoặc lối lên mái”, ông Thái nói.
Ngoài ra, người dân cần trang bị bình chữa cháy xách tay trong nhà, đặt nơi thuận tiện, dễ thấy, dễ lấy và hướng dẫn cho tất cả thành viên sử dụng thành thạo bình chữa cháy, kể cả trẻ em.
Nếu có điều kiện thì trang bị hệ thống báo cháy, thang dây, dây hạ chậm, mặt nạ phòng khói trong nhà. Tuyệt đối không cất trữ hóa chất dễ cháy nổ (xăng, dầu,…).
Ông Thái nhấn mạnh: “Các đồ đạc, vật dụng trong nhà phải được bố trí một cách khoa học để không làm cản trở các lối thoát nạn”.