Đi bộ là "liều th;uốc" kéo dài tuổi thọ, nhưng nếu xuất hiện 7 đặc điểm này thì có lẽ sức kh;oẻ bạn đang đi xuống
Đi bộ là "liều thuốc" kéo dài tuổi thọ, nhưng nếu xuất hiện 7 đặc điểm này thì có lẽ sức khoẻ bạn đang đi xuống
Đi bộ không chỉ giúp tăng cường sức khỏe thể chất mà nó còn là một tín hiệu quan trọng báo hiệu những bất thường trong cơ thể đó cả nhà.
Và nếu có 7 dấu hiệu sau đây khi đi bộ xuất hiện thì chúng đang nhắc nhở mọi người nên chú ý hơn. Nếu không có cái nào thì xin chúc mừng, sức khỏe của bạn đang rất tốt, khả năng sống thọ cực kì cao.
Thật vậy cả nhà, như em có từng đọc được một nghiên cứu thực hiện bởi Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ cho hay, một người chăm chỉ đi bộ khoảng 4400 bước/ngày sẽ có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn 40% so với người chỉ đi 2700 bước/ngày.
Nếu chăm chỉ đi bộ, bạn vừa có thể hỗ trợ giảm cân, lại vừa thúc đẩy hiệu quả nhu động của đường tiêu hóa, giảm gánh nặng trao đổi chất. Không những vậy, đi bộ còn là một loại thuốc an thần tự nhiên, có tác dụng cải thiện khả năng hưng phấn của hệ thần kinh.
Hoặc một nghiên cứu của Pháp cũng cho biết, phụ nữ dù già hay trẻ nếu chăm chỉ đi bộ nhanh 1 tiếng mỗi ngày có thể giảm 12% nguy cơ mắc K vú. Một nghiên cứu trên 70.000 người từ Trường Y tế Công cộng Harvard cho thấy đi bộ 1 giờ mỗi ngày có thể giảm 50% nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Theo đó, để nhận biết một người tuổi thọ cao cũng có thể nhìn vào bước đi của họ. Thực tế có nhiều người dù đã sống rất lâu, tuổi thọ cao nhưng tinh thần vẫn tốt và tràn đầy năng lượng khi bước đi. Và nếu khi đi lại mà cả nhà thấy xuất hiện 7 dấu hiệu dưới đây thì bạn nên cẩn thận, có thể bệnh tật đã đến gõ cửa nhà bạn, làm giảm khả năng sống thọ nữa.
1. Thấy những biểu hiện bất thường về khớp
Cả nhà để ý nhé, có người dù chỉ đi bộ nhẹ nhàng cũng cảm thấy đau khớp đầu gối bất thường, rối loạn vận động, có người lại cảm thấy đau nhức vùng thắt lưng và chân. Lý do có thể là kết cấu của xương khớp kém, làm tăng nguy cơ thoái hoá xương khớp, gây ảnh hưởng đến việc đi bộ.
Vì thế mà khi đi bộ có gặp các dấu hiệu trên, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi hợp lý và đi khám ngay để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị.
Đi bộ giống như vẽ vòng tròn, tư thế như cái kéo, đầu gối của hai chân luôn áp sát vào nhau... được xem là một dáng đi bất thường. Đó có thể là dấu hiệu ban đầu của nhồi máu não nên cả nhà cũng nên cẩn trọng đi thăm khám sớm.
3. Cảm thấy tức ngực khi đi lại
Khi đi bộ và thường xuyên cảm thấy tức ngực thì cả nhà nên cảnh giác với các bệnh lý về tim mạch vành. Bởi khi đi bộ, cơ thể sẽ tiêu hao nhiều oxy nên dễ gây ra tình trạng máu và oxy không lưu thông đủ.
4. Đi đứng không vững
Khi di chuyển không thể tự điều khiển cơ thể đứng vững, thậm chí bị lảo đảo, nghiêng người thì cũng nên cần chú ý. Đó có thể là do chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo. Não bộ là bộ phận chịu trách nhiệm giữ thăng bằng, nếu não có dấu hiệu bất thường thì nó cũng thể hiện ra khi đi bộ.
5. Đau ở lòng bàn chân khi đi bộ
Theo như em có tìm hiểu, tình trạng đau nhói ở gót chân, đặc biệt xuất hiện trong những bước chân đầu tiên vào buổi sáng khi thức dậy hoặc sau khi ngồi lâu được xem là biểu hiện của viêm cân gan, là tình trạng viêm dải mô dày chạy dọc bàn chân và cơn đau thường sẽ giảm bớt sau đó và đau nhiều hơn khi tập luyện thể thao.
6. Cảm thấy bất an khi đi bộ
Tình trạng đi bộ để luyện tập thân thể nhưng lại luôn cảm thấy bất an được xem là một loại thoái hoá thần kinh thường gặp ở người cao tuổi. Tất nhiên, sẽ không có gì quá nguy hiểm khi chúng ta phát hiện sớm và kiểm tra chữa trị kịp thời.
7. Cảm thấy chóng mặt, đau đầu khi đi bộ
Khi cảm thấy chóng mặt, nhức đầu trong lúc đi bộ thì bạn nên cảnh giác với các bệnh lý nội sọ. Trong đó, có thể kể đến xuất huyết não và nhồi máu não. Do cơ thể thiếu máu não và thiếu oxy nên sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt, nhức đầu khi đi bộ.
-Mẹo nhỏ giúp cả nhà có thể đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày để cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ:
Thay vì gửi tin nhắn qua mạng trao đổi công việc hãy đứng dậy và đi bộ tới bàn làm việc của đồng nghiệp, hãy đi cầu thang bộ thay cho thang máy, hãy gửi xe xa hơn để đi bộ được nhiều hơn, di chuyển tới những địa điểm gần nên đi bộ thay cho đi xe, bạn cũng có thể tìm một người đồng hành để đi bộ cùng mỗi buổi sáng hoặc chiều tối.
Để thúc đẩy hơn việc vận động bằng cách đi bộ, nhằm đạt mục tiêu 10.000 bước chân mỗi ngày việc đầu tiên bạn cần xác định sức khỏe, khả năng của mình ở thời điểm hiện tại. Bạn có một cuộc sống vận động, phải di chuyển nhiều sẽ không quá khó khăn để đạt mục tiêu, nhưng nếu bạn làm văn phòng hoặc công việc phải ngồi nhiều, bạn cần đặt cho mình một kế hoạch vận động cụ thể.