Khoai lang mọc mầm có độc không? Khoai tây mọc mầm so với khoai lang mọc mầm loại nào độc hơn?

 

Nếu để ý, bạn có thể thấy khoai lang sẽ dễ mọc mầm khi để trong thời gian dài. Vô tình điều này gây ra rất nhiều hoang mang cho người dùng. Vậy, khoai lang mọc mầm có độc không, có thể ăn khoai lang mọc mầm không?

Tại sao khoai lang mọc mầm?

Theo nhiều nghiên cứu, khoai lang là loại thực phẩm chịu tác động cao của nhiệt độ. Cụ thể, khi bảo quản khoai ở nhiệt độ 21°C sẽ là điều kiện tốt cho mầm khoai phát triển. Và nhiệt độ càng cao thì mầm khoai sẽ mọc nhanh và lớn hơn.

Để mầm không phát triển khi bảo quản khoai lang chúng ta chỉ cần điều chỉnh mức nhiệt độ từ 12°C – 14°C là được. Song, điều kiện lý tưởng nhất có thể bảo quản khoai lang là môi trường tủ lạnh. Tuy nhiên, khoai lang sẽ không còn đầy đủ dưỡng chất khi bảo quản trong điều kiện này.

Khoai lang mọc mầm có độc không?

Khi thấy củ khoai lang có dấu hiệu mọc mầm cũng minh chứng rằng các chất trong khoai đã bị biến đổi. Đồng thời hiện tượng mọc mầm cho thấy khoai đã bảo quản trong thời gian quá dài. Đương nhiên, trong trường hợp này khi ăn khoai lang có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thế nhưng so với mầm khoai tây, mầm của khoai lang sẽ chứa độc tố cực kỳ thấp. Do đó, chúng ta vẫn có thể dùng được khoai lang khi có mầm mọc. Thế nhưng, chúng ta chỉ nên dùng khoai vừa mới mọc mầm nhỏ. Và không ăn khoai có mầm mọc quá cao để tránh tình trạng xấu xảy ra đối với cơ thể.

khoai lang mọc mầm, khoai tây, khoai lang

Khoai lang mọc mầm sẽ chứa độc tố cực kỳ thấp.

Tuy nhiên, thường vỏ của khoai lang có mầm sẽ xuất hiện các đốm đen, nâu. Những chỗ đốm này khi ăn sẽ có vị đắng, trong dân gian thường gọi là khoai bị sùng. Vị đắng này là do chất ipomeamarone gây ra. Khi chất độc ipomeamarone xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nôn nửa, đau bụng,…

Cũng vì những đặc tính trên, khi sơ chế khoai lang để chế biến, chúng ta phải loại bỏ vỏ, các vết đen, nâu rồi ngâm nước muối. Đặc biệt, chúng ta cũng phải loại bỏ luôn mầm khoai lang. Mặc dù mầm khoai chứa độc tố ở mức không đáng kể. Thế nhưng nếu những độc tố này tích tụ trong cơ thể thời gian dài sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khoẻ.

Đặc biệt, người có bệnh về hệ tiêu hoá, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ tuyệt đối tránh xa khoai lang có mầm mọc để an toàn sức khoẻ.

Khoai tây mọc mầm so với khoai lang mọc mầm loại nào độc hơn?

Khoai tây mọc mầm độc hơn so với khoai lang. Khoai tây mọc mầm chứa một lượng lớn chất solanine và chaconine không tốt cho sức khỏe. Hàm lượng glycoalkaloid khi khoai tây mọc mầm cũng sẽ tăng lên đáng kể, nguy cơ ngộ độc khi ăn cũng sẽ cao hơn.

Vì vậy, hãy loại bỏ ngay khoai tây mọc mầm trước khi chế biến món ăn.

khoai lang mọc mầm, khoai tây, khoai lang

Bảo quản như nào để khoai lang không mọc mầm?

Cách hiệu quả nhất để bảo quản khoai lang là cất khoai ở khu vực khô ráo và thoáng mát. Môi trường lý tưởng để giữ khoai lang tươi trong khoảng 6 tháng là nhiệt độ từ 13 - 16°C và độ ẩm từ 85 - 90%.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng giấy báo hoặc giấy tối màu để gói khoai lang và đặt chúng vào thùng carton. Hộp chứa khoai lang nên được đặt ở những nơi ít ánh sáng và khô ráo. Phương pháp này ngăn chặn tình trạng mọc mầm và đảm bảo khoai lang luôn tươi ngon.

khoai lang mọc mầm, khoai tây, khoai lang

Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)