3 loại rau mùa hè “ngậm” nhiều hóa chất nhất chợ, cái số 1 ít ai hay

 

Nhiều người không ngại phun thuốc kích thích tăng trưởng khiến rau “lớn nhanh như thổi”. Do đó đi chợ bỏ túi mẹo hay sau để chọn được rau ngon không “ngậm” hóa chất.

Những loại rau dễ “tắm” hóa chất

Rau cải

2

Loại rau này quen thuộc trong bữa cơm mọi nhà nhưng đây cũng ;là loại rau bị “tắm” nhiều thuốc trừ sâu nhất. Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy.

Đậu đũa

3

Loại nữa là quả đậu đũa. Loại quả này hay bị sâu đục quả nên người trồng phải phun thường xuyên mới cho thu hoạch được. Nhưng loại quả này rất nhanh già. Đó là mâu thuẫn của việc trồng rau khiến người trồng rau đôi khi phải bán non khi còn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Rau bí

4

Rau bí là món ăn dân gian quen thuộc nhưng ngày nay vẫn được phun nhiều phân và thuốc trong sản xuất nông nghiệp. Không ít người vì lợi nhuận trước mắt nên phun thuốc kích thích để rau bí vươn dài bắt mắt.

Rau bí lá mềm, mỏng, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen, khoảng cách các đốt dài… là những loại rau bí

Rau bí an toàn thường có khoảng cách giữa các đốt không quá xa, thân cứng, lá xanh đậm, dày, nhiều lông tơ.

Những lưu ý khi chọn thực phẩm an toàn

– Khi lựa chọn rau củ ngoài chợ về dụng chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

– Nên mua ở những nơi có thương hiệu, uy tín và an toàn. Những nơi rau củ có nguồn gốc, có nhãn hiệu để chúng ta có thể truy xuất được, đảm bảo chất lượng.

– Biết cách lựa những rau củ đảm bảo chất lượng về hình dáng bên ngoài rau củ phải còn nguyên vẹn, không trầy xước, dập nát. Màu sắc phải tự nhiên không bắt mắt một cách bất thường, không héo úa quá. Khi cầm rau củ phải cảm thấy nặng tay, giòn, chắc.

– Lưu ý trên bề mặt rau củ không dính những chất lạ như màu trắng, nếu có thì chúng ta có thể nghi ngờ rằng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư. Rau củ cũng không có mùi lạ nếu không phải mùi đặc trưng của thực phẩm.

Cách rửa rau “đánh bay” thuốc trừ sâu

5

– Phương pháp ngâm nước vo gạo: Đầu tiên bạn có thể dùng nước vo gạo để rửa rau vì nước vo gạo có tính axit, thuốc trừ sâu trên rau cũng có tính axit. Nước vo gạo sau khi vo sẽ phân hủy từ từ và hết tác dụng nên có thể giảm bớt các chất độc hại trong rau.

Ngoài ra, nước vo gạo có độ nhớt nhất định và có thể hấp thụ một số thuốc trừ sâu, hóa chất bám trên bề mặt thực phẩm. Hơn nữa, nước vo gạo không chứa các hóa chất khác nên thực sự an toàn hơn khi dùng nước vo gạo để làm sạch rau quả. Rửa trái cây dạng hạt như dâu tây, dâu tằm, nho với nước vo gạo, hiệu quả rất tuyệt vời.

– Ngâm với nước muối pha loãng: Nhiều người cho rằng cho rau củ quả vào ngâm nước muối thêm khoảng 15 – 20 phút là yên tâm sạch vi khuẩn, hóa chất.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), hành động ngâm rau củ quả với nước muối chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt vi khuẩn một cách chừng mực chứ không phải cứ cho vào nước muối là tự động hóa chất độc hại trong thực phẩm sẽ bị loại bỏ.

Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, theo giới chuyên gia, tốt nhất với rau củ quả khi mua về, đem nhặt sạch… sau đó rửa bằng nước sạch nhiều lần. Nên rửa khoảng 4-5 lần nước sạch.

Chị em cần chú ý nên dùng chậu nhiều nước để loại bỏ đất cát tốt hơn. Sau đó có thể rửa dưới vòi nước chảy nhiều lần sẽ hữu ích cho việc rửa trôi bụi bẩn và hóa chất. Sau khi rửa sạch, bạn nên gọt vỏ củ quả – đây là bước vô cùng quan trọng để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất.

Ngoài ra, chế biến rau củ quả hay thịt, cá… ở nhiệt độ cao sẽ phá hủy liên kết dai dẳng của hóa chất trên thực phẩm. Do đó, đảm bảo ăn chín uống sôi sẽ luôn giúp bạn có được sức khỏe an toàn hơn.