Người mệnh này trồng cây khế trước nhà, sớm ăn nên làm gia, con cháu hưởng phúc lộc lâu bền

 Cây khế có ý nghĩa phong thủy đặc biệt nhưng không phải ai cũng biết điều này.

Ý nghĩa phong thủy của cây khế

Cây khế là loại cây quen thuộc với người Việt. Đây không chỉ là loại cây ăn quả đơn thuần mà còn xuất hiện nhiều trong văn thơ, các câu truyện cổ tích.

Trồng cây khế không chỉ tạo bóng mát mà còn cho quả ăn. Tùy theo giống mà quả khế có thể có vị ngọt hoặc chua. Khế ngọt có thể ăn trực tiếp. Khế chua thường được dùng làm món ăn kèm với các loại gỏi cuốn, nấu canh chua, kho cá, làm mứt...

Các bộ phận của cây khế đều có thể sử dụng làm thuốc. Quả khế có tác dụng lợi tiểu, hạ sốt, cầm máu, giảm bệnh trĩ... Lá khế chua có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trị mề đay... Vỏ thân và vỏ rễ của cây khế giúp trị đau khớp, viêm dạ dày, đau đầu. Hoa kế trị ho, bổ thận, trị rốt rét, ho khan...

Trước đây, người ta thường trồng khế ở vườn để lấy bóng mát và làm cây ăn quả. Trong những năm trở lại đây, cây khế còn được trồng làm cây bonsai bởi ý nghĩa phong thủy của nó.

Cây khế là loại cây quen thuộc với người Việt. Ngoài việc cho bóng mát, lấy quả ăn, cây khế cũng có ý nghĩa riêng trong phong thủy.

Cây khế là loại cây quen thuộc với người Việt. Ngoài việc cho bóng mát, lấy quả ăn, cây khế cũng có ý nghĩa riêng trong phong thủy.

Theo quan niệm dân gian, cây khế là loại cây đại diện cho sự thẳng thắn, thật thà. Hoa và quả của cây này kết thành chùm được coi là biểu tượng của sự sum vầy, đoàn kết. Quả khế khi chín sẽ chuyển sang màu vàng ruộm đại diện cho may mắn, tài lộc hưng thịnh.

Dựa trên những ý nghĩa tốt đẹp của cây khế, người ta tin rằng trồng khế trước nhà hoặc trong sân vườn có tác dụng đón may mắn, gọi tài lộc, mang lại sự phú quý, giúp gia chủ đại cát đại lợi, đời đời có phúc.

Cửa nhà là nơi đón lộc, đón những nguồn năng lượng tốt vào nhà. Do đó, khi trồng khế (hay bất cứ loại cây nào trước cửa nhà) gia chủ cần chú ý không trồng ở chính giữa cửa hoặc vị trí cản lối đi.

Do cây khế là loại cây lớn, có thể phát triển đến chiều cao 3-5 mét, cành lá sum sê nên gia chủ cần cân nhắc trước khi trồng cây này ở trước cửa nhà. Nếu đất đủ rộng thì có thể trồng cây khế trước cửa. Nếu diện tích đất không quá lớn, gia chủ nên trồng cây khế bonsai có kích thước vừa phải.

Về việc nên trồng khế chua hay khế ngọt, phong thủy không phân biệt ý nghĩa của hai loại cây này nên gia chủ có thể trồng loại mà mình thích. Tuy nhiên, nếu thích luận theo chữ thì trồng khế ngọt sẽ đại diện cho sự ngọt ngào, quả ngọt, mang ý nghĩa tốt đẹp.

Mệnh nào nên trồng cây khế?

Theo phong thủy, cây khế phù hợp với tất cả các mệnh. Tuy nhiên, nếu xét sâu xa hơn về ngũ hành, cây khế có thân màu nâu, lá màu xanh, quả chín có màu vàng tươi nên người mệnh Thổ và mệnh Hỏa sẽ hợp với cây này nhất.

Người thuộc hai mệnh này có thể trồng khế để gọi may mắn, đón tài lộc vào nhà, cầu ăn nên làm ra, đời đời phú quý.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.